Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201211/24297-nguoi-vun-dap-tinh-huu-nghi-viet-lao-394125/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201211/24297-nguoi-vun-dap-tinh-huu-nghi-viet-lao-394125/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Người vun đắp tình hữu nghị Việt Lào - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 21/11/2012, 09:00 [GMT+7]
24297

Người vun đắp tình hữu nghị Việt Lào

Các lãnh đạo Đảng và Nhà nước Lào quý mến và đánh giá cao sự đóng góp cho cách mạng Lào của ông. Nhân dịp ông Trần Đình Đúc tròn 65 tuổi Đảng và 50 năm Hợp tác Việt Nam - Lào, xin giới thiệu vài nét về con người tận tụy vun đắp quan hệ hữu nghị lớn lao ấy.  

Ông Trần Đình Đúc là con thứ ba của cụ Trần Đình Xương, một người biết nhiều chữ Hán, hậu duệ đời thứ 4 của tiến sĩ Trần Đình Phong, một ông nghè nổi tiếng ở xứ Nghệ, nhưng cũng là một nông dân nghèo. Nhiều người trong dòng họ Trần, nhận xét ông Đúc khi còn nhỏ đã tỏ ra thông minh, thương người, ham việc như cụ Nghè năm xưa…

Đến tuổi thanh niên, anh Đúc đã tham gia đội tự vệ xã rồi nhanh chóng trở thành cán bộ Đội tự vệ Việt Minh huyện Yên Thành trong Cách mạng tháng Tám 1945. Tròn 23 tuổi, năm 1947, anh vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Tròn 5 năm tuổi Đảng, 28 tuổi đời, anh đã được tín nhiệm giữ cương vị Bí thư Huyện ủy Yên Thành (hai khóa). Năm 1960, khi đó là Tỉnh ủy viên, cương vị Phó Ban tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An ông được Ban tổ chức Trung ương điều đi công tác chuyên gia ở Lào. Từ đó ông tận tụy công tác đến khi   nghỉ hưu ở quê.

Ông Trần Đình Đúc kể: Năm 1960  đồng chí Lê Đức Thọ, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng gặp riêng giao nhiệm vụ cho ông trong đoàn làm chuyên gia cho Ban Tổ chức Trung ương Đảng bạn, căn  dặn: “Công tác tổ chức là rất hệ trọng, là vùng cấm địa. Đồng chí phải làm tốt, nếu làm kém, làm sai hoặc để bạn hiểu lầm về Trung ương ta, thì tôi không nói nguyên nhân đâu cả mà nói thẳng do đồng chí đấy!”.
Bản ghi công bằng tiếng Lào cho ông Trần Đình Đúc
 
Ông thưa: “Thưa anh, được tổ chức tin tưởng giao nhiệm vụ thì dù có chết tôi cũng hết lòng. Chỉ sợ công việc lớn mà năng lực tôi có hạn, tội nhiều hơn công”. Đồng chí Lê Đức Thọ tin tưởng động viên. Từ đó tôi luôn nhủ lòng sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của người con xứ Nghệ quê Bác.

Sang  tới cơ quan Trung ương Đảng bạn thời ấy đang ở căn cứ Sầm Nưa tôi thấy các ban phòng đều ở trong hang đá, hoặc làm lán bên bờ suối. Tôi vinh dự được giới thiệu liên hệ trực tiếp (như là thư ký riêng của đồng chí Xi-xổm-phon Lò-văn-xây), Trưởng Ban tổ chức Trung ương Đảng NDCM Lào.
 
Nhìn chung cách mạng Lào thời gian này tuy đang  phát triển nhưng hết sức khó khăn, nhất là về chính trị, do đấu tranh nội bộ Hoàng gia và do đế quốc Mỹ can thiệp sâu vào mà cơ sở Đảng còn yếu. Tôi tìm cách trao đổi kinh nghiệm của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp mà tôi đã được học cho bạn.

Để công tác độc lập việc đầu tiên là phải biết nói, viết thạo tiếng Lào, do vậy tôi đã miệt mài học. Sau 6 tháng, đồng chí Xi-xổm-phon đánh giá: “Đồng chí Đúc là một trong những chuyên gia học tiếng Lào nhanh nhất”. Chính tôi cũng được “trả ơn” cho công sức học tiếng này - tôi đi xây dựng cơ sở Đảng trên vùng núi Pa-thí huyện Mường Xơn (Sầm Nưa) nhờ sõi tiếng địa phương mà thoát được bọn phỉ.

Đóng góp đầu tiên là sau mấy tháng tìm hiểu tình hình, tôi đề nghị Ban tổ chức cần mở lớp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ làm công tác Đảng. Bạn đồng ý. Lớp tập huấn cấp tốc về công tác tổ chức, về nhận thức đường lối và về công tác Đảng, công tác cán bộ. Lớp có trên 30 đồng chí cử về học. 

Kết quả thật mừng, trong 2 khóa đầu tiên có nhiều đồng chí tiến bộ nhanh chóng. Trong đó có 8 cán bộ triển vọng nhất, được gửi đi Việt Nam tiếp tục học lên, sau này các anh ấy đều là cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước Lào.
 
Tiêu biểu như đồng chí Sà-mán Vi-nha-kệt, nay là Ủy viên Bộ Chính trị, Chỉ đạo công tác tư tưởng chính trị lý luận và văn hóa Trung ương; đồng chí Thong-síng Thăm-ma-vông, nay là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ. Rồi các đồng chí U-đôm (giữ chức Bí thư Thành ủy Viêng Chăn); đồng chí Bun Lả, Phó Bí thư tỉnh Bô-li-khăm-xay và đồng chí Khăm-bu, Bộ trưởng Bộ Y tế…
 
Chủ tịch Xu-pha-nu-vông cùng ông Trần Đình Đúc tại nhà riêng
 
Khi gặp lại nhiều đồng chí gọi tôi là thầy giáo! Khi tôi nghỉ hưu nhiều đồng chí vẫn thường hỏi thăm, gửi thư chúc sức khỏe, ôn lại kỷ niệm xưa. Riêng đồng chí Vi-lay-văn thì phát triển nhanh đặc biệt, từ nhân viên báo vụ, được đào tạo làm công tác tổ chức, sau lên Phó ban, rồi Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và đã là Đại sứ Lào tại Việt Nam. Chính anh đã mời tôi sang Viêng Chăn, chuyến đi năm 2002 sang viết Lịch sử Ban tổ chức Lào. 

Trong kháng chiến chống Mỹ, địa bàn tôi phụ trách chỉ đạo ở vùng Nam Lào, mỗi lần về Sầm Nưa nơi Trung ương đóng, phải trèo đèo, lội suối đi bộ mất ít nhất  45 ngày. Tôi đã 9 lần bị bom tọa độ. Lần thứ 8, đang ăn cơm chiều ở trong nhà hầm bỗng dưng thấy trời đất rung chuyển, nhà sập tối đen. Hai người chuyên gia cùng về  bị chết tức tưởi, miệng còn ngậm cơm. Tôi bị điếc đặc hai tai. 

Ở Nam Lào tôi đã đi cơ sở về ăn ở 3 tháng liền với chi bộ Tà Ôi, một vùng bị bệnh hủi rất nặng. Trong 3 đồng chí chi ủy viên thì 2 đồng chí có ngón tay, ngón chân đã bị cụt. Tôi cùng đồng chí Hoàng Hiệt ăn ở trong hang đá hai tháng liền để đêm đến vượt bốt địch đầu bản, vào xây dựng chi bộ Cút-bon (tỉnh Xa-va-na-khệt) trong lòng địch. Nhiều lần đi công tác bị phỉ phục kích và lạc đường phải ăn rau, ăn măng trừ bữa, bị sốt rét và mấy lần bị hổ vồ suýt chết v.v... Những lần suýt chết ấy, tôi thường được bà con trong các bản dọc  đường cứu giúp, cưu mang nên tôi càng biết ơn, cố gắng công tác tốt hơn. 

Có thể nói, ngoài xây dựng cơ sở, tại những “khúc quanh” quan trọng của đất nước bạn, nhiệm vụ của chuyên gia là phải đề xuất tham mưu cho Ban tổ chức Trung ương Đảng những “nước cờ hay” những biện pháp thích hợp, nhất là công tác cán bộ, để góp phần cho Trung ương Đảng NDCM Lào chèo lái con thuyền cách mạng tiến lên. Tất cả những sự kiện đó là những chuyện đại sự, tôi không thể nói những gì đã diễn ra cụ thể và cũng không dám nói đóng góp “hạt cát” của mình ở đâu”.

Trái lại, Trung ương Đảng Lào đánh giá sự đóng góp của ông rất cao. Trong cuốn nhật ký có đoạn: “Tháng 8 năm 1992, trong bữa ăn trưa, Tổng Bí thư ân cần hỏi mình: “Đồng chí Đúc này, đồng chí giúp Ban tổ chức đã mấy năm rồi nhỉ?”. Mình thành thật  trả lời: “Thưa anh, đã 32 năm rồi ạ !”. Tổng Bí thư lặng đi một lúc, xúc động nói: “Tôi 37 năm làm Tổng Bí thư, đồng chí 32 năm giúp xây dựng Đảng cũng là đặc biệt. Tôi sẽ nói với Ban tổi chức làm bản ghi công đồng chí!”. 

Bây giờ tại nhà riêng ông Trần Đình Đúc đang trưng bày trên tủ thờ một Bản ghi công bằng tiếng Lào (và bản dịch tiếng Việt) do đồng chí Trưởng ban Tổ chức Đảng NDCM Lào Thong-síng Thăm-ma-vông ký ngày 12 tháng 12 năm 1992. Bản ghi công có dòng chữ: “Ban Tổ chức Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào xin mãi mãi ghi nhớ công lao tốt đẹp của đồng chí Trần Đình Đúc”.

Thanh Quỳnh
.