Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201209/22935-uoc-mo-cua-co-hoc-tro-ban-cui-395241/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201209/22935-uoc-mo-cua-co-hoc-tro-ban-cui-395241/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Ước mơ của cô học trò bán củi - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 14/09/2012, 08:09 [GMT+7]
22935

Ước mơ của cô học trò bán củi

Trong căn nhà 2 gian nhỏ bé khuất sau những khu vườn bạch đàn là gia cảnh của chị Trần Thị Thanh ở xóm 4, xã Ngọc Sơn (Quỳnh Lưu). Đôi chân bị tật từ nhỏ quá lứa lỡ thì mà không ai để ý, cực chẳng đã cô Thanh đành phải liều mình “nhắm mắt đưa chân” kiếm một đứa con cho vui cửa vui nhà.
 
Năm 2000, cháu Trần Thị Hường ra đời trong sự nghèo khó. Gia cảnh khó khăn càng thêm túng thiếu, may sao hàng xóm thương tình, người cho củ sắn, của khoai mẹ con cô Thanh mới có thể cầm cự qua ngày.
 
Công việc của Hường ngoài giờ lên lớp
 
Trong nhà có 3 người thì ông ngoại đã ngoài 80, mẹ bị dị tật lại thường xuyên đau ốm nên chỉ quanh quẩn trong nhà. Ngoài thời gian học, em thường lên núi chặt củi rồi dùng chiếc xe đạp cà tàng vượt 10 cây số đường nhiều dốc cao để xuống chợ Giát bán.
 
Mỗi chuyến chở củi bán như vậy, Hường kiếm được 25.000 - 30.000 rồi mua bó rau, mớ cá còn bao nhiêu đem về cho mẹ. Không ít lần, xe đạp bị thủng xăm, hỏng hóc em phải dắt bộ cả quãng đường dài, có khi chiều mới về đến nhà.
 
Vất vả là vậy và không có ai kèm cặp nhưng suốt 6 năm qua em luôn đạt học sinh tiên tiến xuất sắc. Vừa giữ xe cho mẹ xếp củi đi bán, Hương bộc bạch: “Gia đình khó khăn nên em chỉ mong mình lớn thật nhanh để làm được nhiều việc nhà giúp mẹ. Sau này em mong trở thành bác sỹ để chữa chân cho mẹ!”.
 
“Con người ta từng này đang tuổi ăn, tuổi chơi nhưng mẹ ốm yếu, cháu không làm thì biết ai làm cho. Nhiều lúc cũng thương cháu lắm, muốn cho cháu ở nhà để thời gian mà học nhưng nó vẫn nhất quyết chở củi đi bán cho bằng được. Có hôm trời trưa nắng, chưa thấy cháu đi chợ về, tui cứ ra đứng vào trông. Đời mẹ đã khổ và thất học nên tui luôn động viên con gắng học để sau này thoát ly khỏi cuộc sống bần hàn”, chị Thanh vừa nhìn đứa con gái của mình, vừa lau nước mắt giãi bày.

Duy Ngợi
.