Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201206/21224-vai-tro-cua-gia-dinh-trong-xay-dung-va-bao-ve-to-quoc-396504/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201206/21224-vai-tro-cua-gia-dinh-trong-xay-dung-va-bao-ve-to-quoc-396504/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Vai trò của gia đình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 27/06/2012, 14:00 [GMT+7]
21224

Vai trò của gia đình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Tư tưởng đó của Bác Hồ lại được Đảng ta khẳng định rõ trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta, Cương lĩnh nêu rõ: “...Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Các chính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hoà thuận, tiến bộ...”.

Từ những khẳng định trên, chúng ta thấy rõ gia đình có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước, gia đình có yên ấm, hoà thuận, làm ăn no đủ thì xã hội mới ổn định và phát triển. Sức mạnh của xã hội bắt nguồn từ sự đoàn kết của gia đình và của đại gia đình Việt Nam. Đặc biệt, trong nền kinh tế chủ yếu là kinh tế nông nghiệp của nước ta, thì gia đình lại hết sức quan trọng!
 
Bởi vì gia đình trước nhất là nơi tái sản xuất ra con người, nuôi dưỡng con người. Từ khi lọt lòng mẹ, con cái được mẹ cho bú mớm, chăm bẵm, nuôi ăn học cho đến khi thành người ra phục vụ xã hội. Gia đình là nơi tổ chức sản xuất, nơi hướng dẫn những động tác cơ bản đầu tiên từ khi biết cầm thìa, cầm đũa xúc cơm ăn, tập cho chúng ta biết lao động và biết yêu lao động, quý trọng sức lao động.
 
Trong khi điều kiện nền kinh tế chưa cho phép, thì mỗi người Việt Nam khôn lớn, trưởng thành chủ yếu do gia đình, mẹ cha nuôi dưỡng mà nên. Việt Nam có kết cấu gia đình bền chặt, trong gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống, có gia đình có tứ, ngũ đại đồng đường.
 
Từ sự gắn kết nhiều thế hệ trong gia đình tạo nên sức mạnh cả ý chí và hành động. Những kinh nghiệm hay, những bài học quý, những nét văn hoá đặc sắc được truyền từ ông, bà, cha, mẹ sang con cháu, từ đời này sang đời khác.
 
Ảnh minh hoạ
 
Cũng nhờ sự giáo dục của gia đình mà trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, có hàng triệu triệu thanh niên đã gác bỏ tình riêng ra đi làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, có hàng chục vạn thanh niên đã anh dũng hy sinh để cho đất nước được trường tồn, cho gia đình sống yên vui, cho đất nước thống nhất, được tự do hạnh phúc.
 
Ngày nay trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vai trò của gia đình cũng hết sức quan trọng, từ kinh tế hộ phát triển sản xuất ra lương thực, thực phẩm, làm ra hàng hoá, nguyên liệu, tích tạo vốn, cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
 
Ngày nay thông qua gia đình mà các giá trị văn hoá đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: Đạo hiếu nghĩa, sự thuỷ chung, lòng yêu nước, thương người, sự kính trên nhường dưới... được ông bà, cha mẹ truyền dạy lại cho con cháu, để con cháu học tập và noi theo.
 
Ngày nay, do mặt trái của kinh tế thị trường đang ngày đêm tác động vào gia đình và xã hội, làm băng hoại đạo đức, nhất là một số thanh niên. Vì vậy, việc giáo dục trong gia đình về cốt cách con người, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nhất là đạo lý trọng tình, trọng nghĩa, quý người hơn quý của càng phải được quan tâm hơn, nhất là trong các gia đình công chức, gia đình giàu có, đủ đầy về vật chất.

Để gia đình và công tác gia đình ngày càng lớn mạnh và vững chắc, Đảng và Nhà nước đã quyết định lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam. Ngày 21/2/2005, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 49-CT/TW về “Xây dựng gia đình thời kỳ CNH - HĐH đất nước”.
 
Đây là những văn bản quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, khẳng định sự cần thiết phải chăm lo, củng cố và phát triển gia đình trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Càng chứng tỏ sự quan tâm của Đảng ta đối với gia đình và công tác gia đình trong sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước Việt Nam vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng và văn minh”.

Phùng Văn Mùi
.