Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201203/19054-gop-phan-cam-hoa-giao-duc-nguoi-lam-loi-398351/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201203/19054-gop-phan-cam-hoa-giao-duc-nguoi-lam-loi-398351/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Góp phần cảm hoá, giáo dục người lầm lỗi - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 20/03/2012, 08:12 [GMT+7]
19054

Góp phần cảm hoá, giáo dục người lầm lỗi

Trại giam, trong suy nghĩ của không ít người, đấy là nơi chỉ dành để cải tạo những phần tử xấu, đã bị cách ly khỏi xã hội vì những vi phạm pháp luật không dung thứ. Thế nhưng, phía trong bốn bức tường ấy, rất nhiều các hoạt động thấm đẫm tính nhân văn đã được những người cán bộ quản giáo âm thầm thực hiện.
 
Trong đó, lao động sản xuất, truyền nghề và dạy nghề cho phạm nhân giữ một vị trí quan trọng trong công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân. Vấn đề này ở Trại giam số 6 trong những năm qua đã được Ban giám thị đặc biệt chú trọng, với các ngành nghề chính là trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất gạch và gia công các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
 
Những ngành nghề này đã nhanh chóng đi vào nề nếp và phát triển mạnh cả chiều rộng và chiều sâu, giúp đại đa số phạm nhân khi ra trại đã thông thạo một nghề để có thể làm ăn sinh sống.
 
Để cảm hóa, giáo dục những người phạm tội trở thành người dân lương thiện, sống có ích cho xã hội, sau khi chấp hành xong án phạt tù có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, góp phần xây dựng quê hương, đất nước thì việc tổ chức lao động dạy nghề và truyền nghề cho phạm nhân là hoạt động luôn xuyên suốt trong quá trình cải tạo, giam giữ.
 
Trại giam số 6 hiện có diện tích đất canh tác hơn 450 ha, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đất đai bạc màu, trong đó phạm nhân đang trong độ tuổi lao động chiếm trên 80% và có đến 70% phạm nhân trước khi phạm tội không biết lao động, chỉ quen thụ hưởng nên dạy nghề luôn là vấn đề bức thiết.
 
Công tác dạy nghề cho phạm nhân luôn được Trại giam số 6 chú trọng
 
Ban giám thị luôn trăn trở tìm kiếm việc làm, liên hệ với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, thậm chí đồng chí Giám thị, đại tá Nguyễn Viết Hoàn đã trực tiếp vào tận Đồng Nai để liên hệ với cơ sở sản xuất mi mắt giả, tóc giả Long Thành; ra tận Hà Nội để liên hệ với công ty dệt len Thái Sơn; đến Bắc Giang để liên hệ cho phạm nhân được học nghề làm nấm và liên kết với Công ty Hoàng Long ở Thanh Hóa để học nghề may bóng da.
 
Hiện nay, Ban Giám thị Trại giam đã đầu tư hàng tỷ đồng để xây 3 nhà xưởng tại các phân trại để dạy nghề cho phạm nhân với các ngành nghề cơ bản làm mi mắt giả, tóc giả, khâu bóng da và đan len. Cùng với đó, hàng trăm phạm nhân khác được học các nghề thông dụng là xây dựng, gò hàn, may mặc, mộc, cơ khí và sửa chữa ô tô, xe máy.
 
Sản xuất trồng trọt, chăn nuôi cơ cấu ngành nghề thường xuyên được đổi mới theo xu hướng giảm bớt số phạm nhân lao động nông nghiệp để tăng số lượng lao động ngành nghề thủ công, nhà xưởng.
 
Lao động dạy nghề và truyền nghề cho phạm nhân trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng chú ý, hàng năm đã dạy và truyền nghề cho hàng nghìn phạm nhân có tay nghề vững chắc nên sau thời gian chấp hành án phạt tù đã trở về xã hội lập nghiệp bằng chính đôi tay và công sức lao động của chính mình.
 
Nhiều người trong số đó đã thực sự trở thành công dân lương thiện, không chỉ nuôi sống bản thân, gia đình mà còn có nhiều đóng góp cho xã hội. Điển hình như anh Trần Văn Cường, giám đốc Công ty TNHH Tuấn Cường, là đại lý phân phối thép xây dựng cấp I của Công ty gang thép Thái Nguyên; anh Lê Đắc Hoa, sau khi chấp hành xong án phạt tù tiếp tục thi vào trường Đại học Y, nay là Trạm trưởng Trạm y tế xã Tam Đình; anh Phan Tuấn Long, hiện là giám đốc Công ty TNHH Thương mại ô tô Nguyên Long; Nguyễn Phi Hải, giám đốc công ty với những bản hợp đồng ký kết từ 6 đến 10 tỷ đồng, ngoài ra anh còn thu nạp hơn 10 công nhân là “cựu phạm nhân”, với mức thu nhập gần 4 triệu đồng mỗi tháng.
 
Ngoài ra, còn rất nhiều những tấm gương khác biết vượt qua mặc cảm lỗi lầm để vươn lên trong cuộc sống, phần lớn trong số họ đều lập nghiệp dựa trên vốn tự có là những kiến thức nghề nghiệp đã học được trong thời gian đang chấp hành án phạt tù tại trại giam.
 
Đại úy Nguyễn Duy Phong - Đội trưởng Đội Giáo dục, hồ sơ cho biết thêm, phần lớn những phạm nhân ở đây đều được học nghề. Việc học nghề đó để sau này khi ra trại, họ có nghề nghiệp và lập nghiệp được thuận lợi hơn. Mục đích của việc học nghề là phạm nhân được tự khẳng định mình, dễ dàng tái hòa nhập cộng đồng và nhận thức được sai phạm, ý thức được cuộc sống tốt hơn để không dễ bị những kẻ xấu lôi kéo.
 
Việc làm này của trại giam trong thời gian qua được xã hội và cộng đồng ủng hộ, đánh giá rất cao. Các phạm nhân phấn khởi, yên tâm cải tạo. Trong thời gian sắp tới, ngoài việc mở rộng các hoạt động sản xuất, Trại giam số 6 sẽ tiếp tục liên hệ với các công ty, doanh nghiệp để dạy nghề và truyền nghề cho phạm nhân, giúp họ không còn đơn độc trên hành trình tìm lại chính mình sau những lỗi lầm của quá khứ.

Thiên Thảo
.