Cảnh giác

Cảnh giác: Thủ đoạn giả ni cô lừa tiền người dân

08:06, 25/05/2018 (GMT+7)

TIN LIÊN QUAN

Bấm Play để xem video. Mở loa để nghe thuyết minh 

 Do bị chồng nghiện ngập liên tục hành hung, Nguyễn Thị Trà Giang, trú huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An đã mang theo con nhỏ 10 tháng tuổi vào TP.HCM. Tại đây, để kiếm sống, Giang đã mua 1 bộ quần áo tu hành, làm giấy giới thiệu giả là sư cô của một số chùa ở các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Trị với pháp danh Diệu Nhã để đi bán nhang và tăm.

Trong quá trình “hành nghề”, Giang có quen 1 người tên Lê, cùng bán nhang như Giang. Lê tự xưng pháp danh Hạnh Phước, giới thiệu Giang là sư nữ tu từ Ấn Độ về với pháp danh Diệu Nhã và cả hai đang tu ở một chùa tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Nắm bắt được tâm lý hàng phật tử mong được “thân cận chư Tăng” để “ăn mày công đức”, các đối tượng đã giả sư lợi dụng lòng tin của nhiều người hòng chiếm đoạt tài sản.

Lê nói tại Đà Lạt có một người hay làm công quả cho các chùa nên Giang và Lê đón xe đò lên Đà Lạt. Giang đã hỏi mượn tiền để nhà chùa đáo hạn ngân hàng và được nạn nhân cho mượn 170 triệu đồng. Sau đó Giang tiếp tục hỏi mượn tiền để tu sửa chùa và tiếp tục nhận thêm 100 triệu đồng.

Ngày 7/1/2018, nạn nhân gọi điện hỏi thăm việc xây chùa, Giang nói dối rằng đang xây và ngỏ ý mượn thêm 250 triệu đồng để thỉnh chuông, thỉnh tượng.

Sau khi đã lừa mượn của nạn nhân được 450 triệu đồng, Giang và Lê khóa máy điện thoại. Biết bị lừa, đến ngày 9/1, nạn nhân đã đến cơ quan công an trình báo sự việc.

Hiện nay đối tượng lừa đảo với các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn đã càng ngày càng lộng hành, coi thường luật Nhân Quả, coi thường Đạo Phật, họ đã lợi dụng hình ảnh của những bậc chư tôn thạc đức để che giấu thân phận mình, khiến nhiều người nhầm tưởng. Thân có thể giả làm bậc chân tu, nhưng hành động và những oai nghi của bậc cao thiền thạc đức thì không thể giả mạo, cũng chẳng thể bắt chước.

Nguồn: ANTV

Các tin khác