Cảnh giác

Cảnh báo tình trạng rắn độc cắn đầu mùa hè

10:33, 07/05/2017 (GMT+7)

TIN LIÊN QUAN

Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho 6 bệnh nhân bị rắn độc cắn, trong đó có trường hợp bệnh nhân đang nguy kịch. Mùa hè cũng là lúc rắn sinh sôi, phát triển, nhiều người bị rắn cắn ngay cả khi đi làm đồng hay trong vườn nhà, nhất là những người nuôi và bắt rắn.

Bấm play để xem video. Mở loa để nghe thuyết minh.

Vô tình bị rắn cắn khi đi làm đồng về, 1 bệnh nhân nam 39 tuổi ở Bắc Giang không để ý đến vết thương ở chân, đến khi có biểu hiện tức ngực, khó thở, người nhà đưa vào viện thì đã ở trong tình trạng rất nặng, tổn thương não. Gần một tháng điều trị tích cực nhưng bệnh nhân vẫn đang phải thở máy. Nguy cơ tử vong cao.

Còn anh Đặng Văn Quang ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa ở Thanh Hóa bị rắn hổ mang cắn vào chân ngay trong vườn nhà.

Ngay cả với những người nuôi hoặc bắt rắn lâu năm cũng không tránh khỏi việc bị rắn cắn, như trường hợp của một bệnh nhân ở Hưng Yên, tuy có hơn 20 năm kinh nghiệm bắt rắn nhưng khi bị rắn cắn do sự chủ quan, vận động mạnh dẫn đến việc nọc độc xâm nhập vào cơ thể.

Thường lúc gặp tình huống rắn cắn, ai cũng lo sợ hoảng hốt, không biết cách sơ cứu. Nguy hại nhất là không ít trường hợp chuyển lên tuyến trên sau khi đến thầy lang chữa thuốc nam hoặc cố hút nọc của rắn, thậm chí chích rạch tại vết cắn.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: khi bị rắn hổ chúa hoặc cạp long cắn thì chúng ta phải  băng ép toàn bộ vùng bị cắn bằng vải thật chặt, kết hợp với nẹp và hạn chế vận động, để vùng bị cắn thấp hơn hoặc ngang bằng vị trí của tim...trong các trường hợp cần được người đưa đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất, cố gắng hạn chế đi lại hoặc vận động.

Theo các chuyên gia y tế, mùa hè cũng là mùa sinh sôi phát triển của rắn nên ở những vùng nông thôn, nhất là khu vực đã từng xuất hiện rắn thì người dân cần hết sức cẩn trọng.

Theo ANTV

Các tin khác